Chất lượng hình ảnh là gì?
Độ phân giải màn hình là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình. Bất kỳ màn hình nào cũng có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và số cột nhất định, và độ phân giải cũng thường được thể hiện bằng cách phép nhân giữa số hàng và số cột đó, ví dụ như 1024x768 hay 1920x1080…
Các điểm ảnh (Pixel) được xếp theo thứ tự thành hàng ngang - dọc để tạo nên một hình ảnh mà chúng ta đang xem
Có những cấp bậc chất lượng hình ảnh nào?
- Phổ biến nhất mà mọi người hay biết, đó là các cấp bậc: SD - HD - FULL HD - 2K - 4K - 8K. Ngoài ra, còn nhiều biến thể khác như FWVGA, qHD... hoặc các cấp độ hình ảnh đã tương đối lạc hậu như CGA, QVGA... Nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những cấp độ được dùng phổ biến nhất để tránh người đọc bị rối khi tìm hiểu.
- Sự khác biệt giữa các cấp bậc này là gì?
+ Đó là số lượng pixel được thể hiện bằng phép nhân:
⇒ SD: 480x640 pixel
⇒ HD: 1280x720 pixel
⇒ FULL HD (FHD): 1920x1080 pixel
⇒ 2K (QHD): 2560x1440 pixel
⇒ 4K: 3840x2160 pixel
⇒ 8K: 7680x4320 pixel
Các cấp độ chất lượng hình ảnh: HD - FHD - 2K - 4K - 8K
Ưu và nhược điểm của độ phân giải cao là gì?
Ưu điểm:
- Điều chắc chắn đầu tiên, đó là hình ảnh sẽ được thể hiện rõ ràng, sắc nét, chi tiết hơn rất nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta cần độ chính xác cao của hình ảnh.
- Trải nghiệm công việc tuyệt vời hơn. Chắc chắn rằng, khi xem một video, hình ảnh chất lượng cao sẽ sướng hơn khi xem một video, hình ảnh chất lượng kém.
- Kích thước màn hình lớn hơn. Giống như khi chúng ta phóng to một bức hình lên, nếu độ phân giải thấp thì chúng ta sẽ nhìn thấy các ô vuông trong bức ảnh(Hình minh họa).
Vì vậy, nếu không nâng cấp độ phân giải lên thì chúng ta sẽ chỉ có thể sử dụng những màn hình nhỏ để quan sát. Màn hình nhỏ đồng nghĩa với việc phải quan sát ở gần, hạn chế không gian làm việc. Và đặc biệt, theo thói quen của người Việt Nam, phòng khám có thiết bị càng to sẽ càng hiện đại, uy tín.
Nhược điểm:
- Chắc chắn, đó là chi phí cao hơn.
- Yêu cầu cao hơn. Khi đã trải nghiệm chất lượng hình ảnh cao, chắc chắn quý vị sẽ rất khó để trở về hình ảnh chất lượng thấp. Nhưng đó cũng là động lực giúp chúng ta cố gắng để đạt được những mục tiêu, thành tựu lớn hơn.
Khác biệt giữa SD và FHD
Khác biệt giữa Full HD và 4K
Vậy những cấp bậc chất lượng hình ảnh này ảnh hưởng thế nào đến giá tiền của một bộ máy nội soi?
- Như chúng ta đã biết, để có được một hình ảnh hiển thị để chúng ta quan sát thì trong một bộ máy nội soi sẽ cần phải có 2 bộ phận tương đồng về độ phân giải với nhau, đó là Camera và Màn hình hiển thị. Điều đó đồng nghĩa với việc giá tiền chênh lệch giữa 2 cấp độ hình ảnh với nhau sẽ phải gấp 2 lần chi phí lên.
Ví dụ, để có được hình ảnh SD thì chúng ta cần có Camera thu được hình ảnh SD và màn hình hiển thị độ phân giải SD. Khi nâng cấp lên HD, chúng ta phải nâng cấp cả camera lên HD và màn hình cũng phải nâng cấp lên HD.
Đơn giản nhất, chúng ta có thể thấy giá của 1 chiếc tivi Full HD 24 inch trên thị trường hiện nay (2022) sẽ dao động trong khoảng 2-3 triệu đồng. Trong khi đó, màn hình cao hơn 1 cấp độ là 2K 24 inch có giá dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng. Tất nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác để quyết định giá tiền của 1 chiếc màn hình như tấm nền màn hình, tần số quét, độ chuẩn màu, thời gian phản hồi... Nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến chất lượng hình ảnh nên chúng tôi sẽ chỉ có thể ví dụ tương đối để cho người đọc dễ hình dung nhất.
Tương tự đối với các cấp độ Camera. Từ đó chúng ta cũng có thể tính được sự chênh lệch về giá tiền giữa các bộ máy nội soi với nhau.
Nên đầu tư thế nào để có thể tối ưu hóa chi phí khi mua máy nội soi?
- Như chúng ta đã biết, nội soi hiện tại đang được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực chuyên môn như Ngoại khoa, Tai mũi họng, Tiêu hóa, Tiết niệu...
- Và đối với mỗi chuyên môn sẽ có những sự yêu cầu về chất lượng hình ảnh khác nhau.
Ví dụ như trong Phẫu Thuật Nội Soi, Nội soi Tiêu Hóa,... yêu cầu độ chính xác rất cao về hình ảnh và màu sắc để có thể phân biệt được các cấu trúc giải phẫu với nhau, nên hiện nay độ phân giải tối thiểu đang được áp dụng là FHD. Và phổ biến sẽ là 2K - 4K. Xu hướng trong tương lai sẽ lên tới 8K.
Còn trong Nội soi Tai Mũi Họng hay Tiết Niệu,...vì chủ yếu để xác định dị vật nên yêu cầu về chất lượng hình ảnh sẽ thấp hơn một chút. Tối thiểu sẽ sử dụng SD, HD. Xu hướng trong tương lai sẽ là FHD.
Tuy nhiên, công nghệ càng phát triển thì sự chênh lệch giá giữa các bộ máy nội soi sẽ càng thu hẹp. Vì vậy, trong thời gian ngắn sắp tới, những cấp bậc phân giải thấp sẽ dần trở nên lạc hậu và bị đào thải khỏi thị trường. Điều đó cũng dẫn đến việc bảo hành cho những dòng máy độ phân giải thấp sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế, lời khuyên của chúng tôi là hãy đầu tư bộ máy nội soi với cấp độ chất lượng hình ảnh tối đa trong khoảng ngân sách của quý vị để có thể sử dụng trong thời gian dài sau này.
Tổng kết:
1. Chất lượng hình ảnh chia thành các cấp độ: SD - HD - FHD - 2K - 4K - 8K
2. Chất lượng hình ảnh cao <=> giá thành cao.
3. Đầu tư chất lượng hình ảnh tối đa trong khả năng để có trải nghiệm tuyệt vời trong công việc và để tránh bị lạc hậu trong tương lai.
Nếu quý vị cần tư vấn khi đầu tư máy nội soi, xin mời liên hệ đến đội ngũ chăm sóc khách hàng của Huê Lợi:
Mr Sơn - 0942.337.117
Mr Sỹ - 0941.552.442
Ms Mai - 0981.455.977
XEM THÊM:
- Lựa chọn nguồn sáng khi mua máy nội soi
- Lựa chọn optic khi mua máy nội soi tai mũi họng
- Phòng khám nội soi tư nhân nên chọn ống cứng hay ống mềm?