Sóng xung kích có tác dụng làm hồi phục tế bào, giảm đau, làm lành vết thương và làm tan Calci hóa, được sử dụng nhiều tại các khám, bệnh viện phục hồi chức năng và y học thể thao. 

Sóng xung kích là gì:

Sóng xung kích là sóng cơ học có đặc điểm thay đổi biên độ áp suất lớn trong thời gian rất ngắn. Sóng có độ rộng xung hẹp (vài micro giây), có thể truyền năng lượng tốt, vận tốc của sóng xung kích lớn hơn tốc độ âm thanh (khoảng 1500m/s).

Sóng xung kích được sử dụng nhiều trong vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, đặc biệt hiệu quả trên các bệnh viêm, thoái hóa khớp, viêm xơ hóa, vôi hóa các đầu gân, giải quyết các chồi xương tại cột sống v.v...

sử dụng máy sóng xung kích

 Sóng xung kích giúp khôi phục tuần hoàn hiệu quả

 

Do có đặc điểm thay đổi biên độ áp suất lớn trong thời gian rất ngắn. Ở mật độ năng lượng cao, sóng có thể phá hủy tế bào (ứng dụng trong điều trị chồi xương, điểm vôi hóa, sỏi thận...)  

Tác dụng phụ sóng xung kích

Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng máy xung kích điều tri:

  • Đau hoặc xuất huyết tại nơi điều trị
  • Có thể có ngứa ngoài da
  • Tổn thương da với những bệnh nhân có sử dụng Corticoid trước đó
  • Sóng xung kích có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim

Chống chỉ định sóng xung kích: 

Nguyên tắc chống chỉ định của sóng xung kích:

Tránh các vùng nhạy cảm dễ tổn thương, tránh nguy cơ bong mảng xơ vữa hoặc huyết khối, tránh các vùng mô đang phát triển, tránh khu vực chứa khí như phổi. Tuy nhiên, các chống chỉ định mang tính chất tương đối và phụ thuộc nhiều vào phác đồ và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Một số chống chỉ định sóng xung kích trên lâm sàng:

  • Vùng mắt và các khu vực xung quanh, khu vực tủy sống, cơ tim, tuyến sinh dục, thận và gan. 
  • Bệnh nhân có vấn đề về đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông.
  • Có các khối nhú, polyp tại nơi điều trị, bệnh nhân ung thư
  • Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng sóng xung kích và Cortioid
  • Tránh xa các vị trí và cơ quan có chứa khí như phổi. 
  • Không tác dụng trực tiếp lên dây thần kinh lớn, mạch máu, tủy sống và đầu.
  • Không điều trị trên vùng bụng đối với bệnh nhân mang thai.
  • Không điều trị trên vùng có cấy ghép kim loại.
  • Thận trọng với bệnh nhân có bệnh lý tâm thần.
  • Tránh xa các vùng xương, sụn đang phát triển ở trẻ em.

Những lưu ý khi sử dụng máy sóng xung kích:

  1. Không tra dầu hoặc các chất bôi trơn lên các vị trí khớp nối của tay cầm, đầu phát.
  2. Làm sạch vị trí vùng điều trị trước khi thao tác
  3. Đảm bảo có gel dẫn thuốc trước khi điều trị.
  4. Trong quá trình thao tác, máy có thể gây rung lắc mạnh lên tay người điều trị.
  5. Vệ sinh đầu phát sóng sau khi điều trị
  6. Thay và vệ sinh đầu đạn định kì.

Vệ sinh máy xung kích

 Vệ sinh bảo dưỡng tay cầm thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ máy

 

Hiện nay sóng xung kích là loại sóng được sử dụng nhiều  đặc biệt điều trị tốt một số bệnh như: Gai gót, viêm gân Achille, viêm gân bánh chè... thích hợp sử dụng trong các bệnh viện, Trung tâm phục hồi chức năng, phòng Vật lý trị liệu, các phòng khám Y học cổ truyền hoặc cũng có thể sử dụng ngay tại gia đình. 

Quý bác sĩ có thể tham khảo một số dòng máy xung kích Huê Lợi đang cung cấp TẠI ĐÂY

Lựa chọn Máy sóng xung kích điều trị Rối loạn cương dương
...
Sóng xung kích trong vật lý trị liệu
...